Leo Tran Sản xuất Đã Xuất bản: 16/05/2020 Lượt Xem: 1.387

Work centers hay còn gọi là Năng lực sản xuất đại diện cho các đơn vị sản xuất có khả năng làm thay đổi nguyên vật liệu thô thành sản phẩm khác. Có 2 loại work centers cần phân biệt: Máy móc và Con người. Nó có thể là một hoặc một nhóm người và/hoặc các máy móc mà có thể được coi như là một đơn vị cho việc lập kế hoạch và dự báo năng suất lao động.

Bạn có thể sử dụng menu Sản xuất > Cấu hình > Năng lực sản xuất (Work Centers) để định nghĩa một work center mới

Selection 088

Form Work Center

Các trường cần lưu ý:

  • Kiểu tài nguyên: bạn có thể lựa chọn giữa Máy móc hoặc Con người
  • Thời gian làm việc: có thể được định nghĩa thông qua menu Sản xuất > Cấu hình > Nguồn lực > Thời gian làm việc. Thời gian làm việc Giờ hành chính như hình vẽ trên thể hiện giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu, từ 08:00 đến 17:00 với thời gian nghỉ trưa từ 12:00 đến 13:00.
  • Hệ số hiệu quả (ET): hiệu suất tính theo phần trăm.
  • Công suất trên chu kỳ (CA): số hoạt động sản xuất mà work center này có thể làm việc cùng lúc. Nếu nó đại diện cho một nhóm 5 công nhân/máy móc thì công suất trên chu kỳ là 5.
  • Thời gian cho một chu kỳ (TC): thời gian tính theo giờ để hoàn thành một chu kỳ.
  • Thời gian trước sản xuất (TS): thời gian tính theo giờ để chuẩn bị cho việc sản xuất.
  • Thời gian sau sản xuất(TN): thời gian tính theo giờ để dọn dẹp, lau chùi sau khi kết thúc công việc.
  • Sản phẩm Năng lực sản xuất: bạn nên định nghĩa một sản phẩm để theo dõi chi phí sản xuất thông qua hệ thống kế toán quản trị. Tham khảo khái niệm về sản phẩm tại đây.
  • Tài khoản giờ: tài khoản quản trị để theo dõi chi phí sản xuất. Hệ thống sử dụng tài khoản này để tự động tạo bút toán trên Lệnh sản xuất.
  • Sổ nhật ký quản trị: Sổ nhật ký kế toán quản trị để ghi nhận các bút toán quản trị liên quan đến Năng lực sản xuất

Một chu kỳ (Cycle) tương tứng với thời gian cần thiết để thực hiện một hoạt động sản xuất, lắp ráp. Nó thường đại diện cho chi phí và thời gian được sử dụng để sản xuất. Để hiều rõ hơn về Chu kỳ và các thông số liên quan, chúng ta lấy một ví dụ sau: giả sử bạn có một máy cắt tôn, 1 giờ nó cắt được 100 tấm tôn.

Để có thể xác định năng lực một cách chính xác, bạn cần phải xác định xác định được các hoạt động trong cả quá trình sản xuất. Trong ví dụ trên, cắt tôn là một hoặt động và bạn cần xác định chu kỳ cũng như các dữ liệu liên quan tới năng lực của nó.

  • Công suất trên chu kỳ (CA): số hoạt động có thể được thực hiện cùng lúc trong suốt một chu kỳ, trong ví dụ này nó sẽ là 100 (tấm tôn).
  • Thời gian cho một chu kỳ tính theo giờ (TC): khoảng thời gian tính theo giờ cho một chu kỳ, trong ví dụ này nó sẽ là 1 giờ.
  • Thời gian trước sản xuất (TS): khoảng thời gian tính theo giờ cần thiết để chuẩn bị cho một hoạt động sản xuất, thương được sử dụng đối với máy móc (bật hoặc khởi động máy).
  • Thời gian sau sản xuất (TN): khoảng thời gian chậm trễ tình theo giờ trước khi kết thúc một hoặt động sản xuất, ví dụ như thời gian lau chùi máy móc.
  • Hệ số hiệu quả (ET): hay còn gọi là hệ số hiệu suất. Những thông số TC, TS và TN thường sẽ khác với thời gian thực tế trong quá trình sản xuất. Vì vậy hệ số hiệu suất cho phép bạn dần dần điều chỉnh sự khác biệt này. Ví dụ, nếu ET của bạn = 1, tương ứng với 100% có nghĩa là thời gian thực tế để thực hiện một hoạt động sản xuất trên work center này = các thông số TC, TS và TN. Nhưng nếu bạn thiết lập ET = 2, tương ứng với 200% có nghĩa là số giờ mà bạn sử dụng trên thực tế chỉ bằng một nửa so với TC, TS và TN.

Tổng thời gian để thực hiện X hoạt động (ví dụ là 5 hoạt động cắt tôn) được tính theo công thức sau:

T = ((X /CA) * TC +TC + TN) * ET

Trong công thức trên, kết quả của phép chia sẽ được làm tròn lên.