Call-to-Action có thế là một hình ảnh hay đoạn văn bản nhắm gây sự chú ý của người truy cập khiến họ muốn click vào để chuyển hóa thành hành động. Tùy vào loại hình kinh doanh của bạn là gì mà “hành động” ở đây có thể là một cuộc gọi, một hành động mua hàng hay đăng ký sử dụng dịch vụ…
Bạn có thể đặt CTA ở bất kỳ vị trí nào trên Website, miễn là nó phải gây được sự chú ý với khách hàng.
Dưới đây là một mẫu CTA dạng banner mà bạn có thể hình dung:
Nhiều khi bạn chỉ cần một CTA trên Website. Nhưng đôi khi ta lại cần đa dạng hóa các CTA trên trang để tăng tỉ lệ chuyển đổi lợi nhuận.
Có nhiều yếu tố để người truy cập Web “chịu” nhấp chuột lên các CTA của bạn. Tôi sẽ nói với bạn ngay dưới đây.
Thế nào là một CTA hiệu quả?
Vì chưa có kinh nghiệm làm việc này nên rất có thể những CTA dầu tiên bạn tạo ra sẽ không mang lại hiệu quả vì người dùng không click vào đó. Để bạn tiết kiệm thời gian và tăng tính hiệu quả của công việc thì hãy “nắm lòng” các yêu câu sau khi tạo CTA.
Thiết kế bắt mắt: Hãy làm nổi bật được đây là một CTA trên Website. Màu sắc của các mẫu CTA cần phải tương phản với gam màu chủ đạo của Website và kích cỡ phải đủ lớn dể người dùng chú ý.
Bạn phải thiết kế làm nổi bật lên đâu là CTA?
Nội dung kích thích người dùng click chuột: Sẽ không ai click vào một CTA nếu nó chỉ vỏn vẹn có mấy từ như “Click để xem thêm” hay “Mua ngay”…Hãy viết nội dung CTA ngắn gọn, xúc tích và kích thích được khách hàng.
Nội dung phải nói lên được CTA đó là gì?
Hãy nói cho người dùng biết họ được gì khi click vào CTA: Người dùng muốn biết chính xác rằng họ nhận được gì nếu click vào CTA của bạn. Họ muốn tải một tài liệu, mua một món hàng hay đăng ký một khóa học…? Hãy cho người dùng biết nội dung CTA của bạn là gì.
Mục đích của CTA là gì?
Đây rõ ràng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc người dùng có muốn click vào CTA của bạn hay không? Ví dụ: Khi thiết kế Website bán hàng, nhiều nhà đầu tư có sử dụng CTA để người dùng nhận thông tin của các đợt giảm giá…
Tối ưu trang đích của CTA: CTA sẽ trở lên hiệu quả nhất nếu bạn tối ưu trang đích (Landing Page) mà người dùng sẽ được điều hướng đến sau khi họ click. Đừng chọn một trang chung chung trên Website của bạn vì nó sẽ gây khó chịu cho người dùng.
Tóm lại,
Chắc rằng những kiến thức cơ bản về Call-to-Action trên đây đã giúp Quý bạn đọc hiểu được vai trò của nó trên Website. Bạn sẽ làm gì để phát huy tầm quan trọng này của CTA? Đó là quyết định của riêng bạn. Chúc bạn thành công.
(Bài viết có tham khảo từ http://blog.hubspot.com/)
Call to Action (CTA) là gì?
Call to Action CTA