Ngày nay, trên thế giới đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng một lý thuyết rất hiện đại vào việc Quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là Quản trị nhân lực (con người). Lý thuyết đó có một cái tên nghe có vẻ như chả liên quan gì đến công việc Quản trị doanh nghiệp cả, đó là: Gamification. Vậy Gamification là gì và ứng dụng nó như thế nào?
Khái niệm
Gamification là khái niệm ứng dụng tư duy về game vào các ngữ cảnh không phải là game. Xem thêm Gamification là gì?
Tư duy về game ở đây được áp dụng trên con người, nó khiến người chơi luôn luôn muốn đạt được các danh hiệu, cấp độ mà mình mong muốn. Nó kích thích tính tranh đấu, cạnh tranh giữa những người chơi bằng chính những danh hiệu, cấp độ này. Để đạt được danh hiệu (Badges) mình mong muốn, người chơi cần vượt qua một số các Thử thách (Challenge) nhất định. Để vượt qua một thử thách, người chơi cần phải hoàn thành các Mục tiêu (Goal) tương ứng.
Việc ứng dụng tư duy về game vào việc Quản trị doanh nghiệp, cụ thể là Quản trị nhân lực (ngữ cảnh không phải là game) được gọi là lý thuyết Gamification.
Ứng dụng Gamification trong doanh nghiệp
Như vậy, Gamification sẽ tạo cho nhân viên (người chơi) có hứng thứ trong việc đạt được các danh hiệu cho chính mình hơn là bắt họ hoàn thành các công việc, mục tiêu được giao từ cấp trên. Và để làm được việc đó, chúng ta cần xác định các thử thách mà nhân viên cần vượt qua tương ứng với mô hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình vượt qua các thử thách, chúng ta cần gán các danh hiệu cho họ.
Trên thực tế, việc ghi nhận các mục tiêu (Goals) cũng như đánh giá việc hoàn thành mục tiêu là không hề đơn giản. Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm thì vấn đề này lại trở nên vô cùng đơn giản. Hiện nay, trên thế giới, có không ít các nhà sản xuất phần mềm đã ứng dụng Gamification vào trong phần mềm của họ. Điển hình là một phần mềm ERP chuyên dụng có tên là Odoo được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây ERPOnline.
Trong bộ phần mềm ERPOnline / Odoo, phân hệ Gamification khi được cài đặt sẽ giúp chúng ta định nghĩa ra các Goals, và cơ chế để xác định việc hoàn thành một Goals. Một Goal sẽ được áp dụng trên một Model (Đối tượng) cụ thể, như là: Sales Order (Hợp đồng bán hàng), Purchase Order (Hợp đồng mua hàng), Invoices (Hóa đơn), Lead/Opportunity (Đầu mối/Cơ hội), Partner (Đối tác),... Một thử thách (Challenge) sẽ được gán cho một hoặc nhiều Users (Người sử dụng), bao gồm một số Goals và điều kiện để hoàn thành một Goal. Tập hợp các Challenges sẽ tạo thành một danh hiệu (Badge)
Khi đăng nhập vào phần mềm, người dùng sẽ nhìn thấy được các Goal của mình, Goal nào chưa hoàn thành, Goal nào đã hoàn thành. trong quá trình sử dụng phần mềm, hệ thống sẽ nhận diện Goal đã hoàn thành và Challenge đã được vượt qua đồng thời gán Badge tương ứng cho người dùng đó. Điều quan trọng là, Badge sẽ được chia sẻ cho mọi người, giúp tăng tính cạnh trạnh trong môi trường làm việc.
Gamification Goals
Employee Badges
Gamification và ERPOnline / Odoo 8
ERPOnline gamification Odoo Odoo 8 OpenERP