Phương pháp tính giá vốn trong OpenERP 7 - Phần 1

Công ty TNHH Tự động hóa Hàng hải T.V.T, Leo Tran

Chúng ta đã biết đến các khái niệm về Phương pháp tính giá vốn của một sản phẩm trong kế toán. OpenERP 7 có hỗ trợ các phương pháp tính giá vốn như sau:

  1. Bình quân gia quyền:
    • Bình quân thời điểm.
    • Bình quân cuối kỳ.
  2. Nhập trước xuất trước - FIFO.
  3. Nhập sau xuất trước - LIFO. 

Trong phạm vi của bài viết, tôi chỉ trình bày làm thế nào để áp dụng các phương pháp trên vào OpenERP 7, chứ không đề cập đến khái niệm của chúng.

Để tiện cho việc theo dõi nội dung bài viết, tôi xin giả định một ví dụ như sau: Chúng ta sẽ nhập một sản phẩm làm nhiều lần với giá nhập khác nhau. Và theo dõi giá vốn của sản phẩm này tương ứng với các phương pháp tính ở trên.

Bạn cần kích hoạt chức năng tính giá vốn trong OpenERP 7 bắng cách:

  • Cài phân hệ Mua hàng (Purchase)
  • Vào menu Thiết lập(Settings)/Mua hàng (Purchase), tích vào ô  Compute product cost price based on average cost. 

Bình quân thời điểm

 Với phương pháp này, hệ thống sẽ tính giá vốn bình quân ngay tại thời điểm nhận hàng. Bây giờ, tôi sẽ làm một ví dụ và xem OpenERP tính giá vốn Bình quân thời điểm như thế nào.

Đầu tiên, tôi tạo một sản phẩm (menu Mua hàng /Sản phẩm/Sản phẩm):

  • Tên: Vodka Hà Nội.
  • Phương pháp giá vốn trong tab Mua sắm: chọn Bình quân thời điểm.

Tiếp theo tôi tạo một Nhà cung cấp (menu Mua hàng/Mua hàng/Nhà cung cấp) với các thông tin như hình vẽ dưới đây

supplier

Thông tin Nhà cung cấp

Bây giờ, tôi sẽ tạo một Đơn hàng (menu Mua hàng/Mua hàng/Đơn hàng) để mua 10 chai Vodka Hà Nội từ Nhà cung cấp trên với giá là 60.000 đ/ chai

Purchase Order

Đơn hàng

Sau khi Save & Xác nhận đơn hàng, hệ thống sẽ tự đông tạo một Incoming Shipment (Hàng sắp về). Bạn có thể vào menu Kho hàng/ Hợp đồng giao nhận/Hàng sắp về để xem thông tin chi tiết của Incoming Shipment này. Ngay sau khi tôi ấn nút Nhận hàng, hệ thống sẽ tự động tính gia vốn theo phương pháp Bình quân thời điểm mà tôi đã chọn cho sản phẩm này. Quay lại form sản phẩm Vodka Hà Nội, tôi sẽ nhìn thấy giá vốn của nó (tab Mua sắm) lúc này là 60.000 đ 

product cost price

Thông tin sản phẩm

Tôi tiếp tục mua 5 chai Vodka Hà Nội, nhưng lúc này giá của nó là 65.000 đ. Ngay sau khi nhận hàng, giá vốn của sản phẩm sẽ được tính với công thức: (60.000*10 + 65.000*5)/(10 + 5) = 61,666.67 đ

product cost price

Thông tin sản phẩm

Như vậy, tôi đã áp dụng được phương pháp tính giá vốn Bình quân thời điểm cho sản phẩm Vodka Hà Nội. Bạn có thể test thêm bằng cách bán sản phẩm này với một số lượng nhất định, sau đó tiếp tục mua thêm với số lượng và giá khác.

Trong phần tiếp theo, tôi sẽ trình bày về phương pháp Bình quân cuối kỳ.