Cách phân loại chi phí này nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu lập kế hoạch chi phí, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phú, ra quyết định kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả, kê toán quản trị tiến hành phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động.
Theo tiêu thức này, chi phí trong kỳ kế toán bao gồm: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.
Trong bài này, tôi chỉ đi sâu vào khái niệm, đặc điểm, các loại biến phí để các bạn có thể tìm hiểu một cách cặn kẽ hơn.
Phần 1: Biến phí
Biến phí hay gọi là chi phí biến đổi, đó là các khoản chi phí thường tỷ lệ với mức độ hoạt động. Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phầm sản xuất, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành...
Đặc điểm của biến phí:
- Tổng biến phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi
- Biến phí đơn vị không đổi khi thay đổi mức độ hoạt động
- Biến phí bằng 0, nếu không có hoạt động
Trong đó:
b: biến phí đơn vị
X: Mức độ hoạt động
Y: Tổng biến phí
Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, biến phí thể hiện như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng, hoa hồng bán hàng... Những chi phí này kho mức độ hoạt động của doanh nghiệp tăng giảm thì tổng số biến phí thay đổi theo, nhưng xem xét trên một đơn vị mức độ hoạt động là một sản phẩm, một giờ công...thì chúng lại không thay đổi.
Trên thực tế biến phí mà sự biến động của chúng hoàn toàn tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1. Biến phí tỷ lệ:
Biến phí tỷ lệ là biến phí mà sự biến động của chúng hoàn toàn tỷ lệ thuận với mức hoạt động. Biến phí tỷ lệ thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí bao bì cho sản phẩm.
Về mặt toán học, biến phí tỷ lệ được thể hiện quan phương trình sau:
Y = b.X
Với:
- Y là tổng biến phí
- b là biến phí trên một đơn vị hoạt động
- X là mức độ hoạt động.
Với cách ứng xử tuyến tính theo biến phí đơn vị và mức độ hoạt động nên điều quan tâm và để kiểm soát tốt hơn biến phí tỷ lệ, chúng ta không chỉ kiểm soát tổng số mà còn phải kiểm soát tốt biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động định mức biến phí) ở các mức độ bi khác nhau. Xây dựng và hoàn thiện định mức biến phí tỷ lệ là cơ sở của biện pháp tiết kiệm biến phí.
1.2. Biến phí cấp bậc
Biến phí cấp bậc là những biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định. Ví dụ như chi phí lương thợ bảo trì, chi phí điện năng...những chi phí này cũng thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động khi quy mô sản xuất, mức độ hoạt động của máy móc thiết bị...tăng giảm đến một giới hạn nhất định.
Ví dụ: Công ty cơ khí K cứ 10 máy tiện cần 1 thợ bảo trì ứng với mức lương 2.500.000đ/tháng. Như vậy nếu công ty mở rộng lên 16 máy thì phải thuê 2 thợ, chi phí lương bảo trì là 5.000.000đ/tháng. Và nếu mở rộng mô hình lên 25 máy tiện thì chi phí thợ bảo trì của 3 thợ là 7.500.000đ/tháng...
Đây chính là biến phí cấp bậc của công ty, chi phí này tăng lên khi mức độ hoạt động vượt quá quy mô tăng 10 máy/1 thợ bảo trì.
Về phương diện toán học, biến phí cấp bậc được thể hiện theo phương trình:
Y = biXi
Với: bi: là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vi i.
Biến phí cấp bậc thay đổi theo từng bậc. Vì vậy, để tiết kiệm và kiểm soát tốt biến phí cấp bậc cần phải:
Xây dựng, hoàn thiện định mức biến phí cấp bậc ở từng cấp bậc tương ứng
Lựa chọn mức độ hoạt động thích hợp để có mức biến phí cấp bậc tiết kiệm nhất trong từng phạm vi.
Bài tiếp theo: Phần 2: Định phí
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động (P1 - Biến phí)
Chi phí Kế toán quản trị Phân loại chi phí