Phân tích chi phí hỗn hợp (Phương pháp cực đại - cực tiểu)

T.V.T Marine Automation Company Limited, Jane Nguyen

Phương pháp cực đại - cực tiểu hay còn gọi là phương pháp chênh lệch. Phương pháp này phân tích chi phí hỗn hợp dựa trên cớ sở khảo sát chi phí hỗn hợp ở điểm có mức độ hoạt động thấp nhất trong phạm vi phù hợp. Chênh lệch chi phí giữa hai mức độ hoạt động được chia cho mức gia tăng mức độ hoạt động sẽ xác định được mức biến phí đơn vị và tổng biến phí. Sau đó, loại trừ tổng biến phí trong chi phí hỗn hợp, phần còn lại là tổng định phí trong chi phí hỗn hợp.

Nội dung này được tiến hành qua các bước sau:

  • Khảo sát chi phí hỗn hợp ở nhiều mức độ hoạt động khác nhau trong thực tế với các chi phí hỗn hợp có dạng tổng quát: Y = a + b.X

Trong đó:     Y: Chi phí hốn hợp

                    X: Mức độ hoạt động

                    a: tổng định phí

                    b: Hệ số biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động.

  • Chọn hai điểm có mức độ hoạt động nhỏ nhất và lớn nhất trong các điểm đã khảo sát.
  • Xác định Hệ số biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động (b)

hs bien phi 1

  • Xác định tổng định phí trong chi phí hốn hợp:

Thay giá trị của b vừa tìm được vào phương trình Y = a + b.X để tìm trị số của a.

a = Y - b.X

Tổng định phí = Chi phí hỗn hợp - (Hệ số biến phí x Mức độ hoạt động)

Thông thường doanh nghiệp có thể chọn mức độ hoạt động thấp nhất để các định tổng định phí trong chi phí hỗn hợp.

  • Xây dựng phương trình dự toán chi phí hỗn hợp sau khi biết trọ số cụ thể của a và b dưới dạng Y = a + b.X

Ví dụ: Chi phí bảo dướng máy móc thiệt bị của công ty AFC trong tám tháng đầu năm N qua số liệu thống kê thực tế như sau: (Đơn vị tính: đồng )

Bảng kê chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị theo giờ máy hoạt động

 

Tháng Số giờ máy hoạt động (giờ) Tổng chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị (đ)
Tháng 1 550 24.500.000
Tháng 2 500 23.000.000
Tháng 3 800 35.000.000
Tháng 4 700 31.500.000
Tháng 5 900 40.000.000
Tháng 6 860 38.500.000
Tháng 7 600 28.000.000
Tháng 8 890 32.000.000
Tổng cộng 5.800 252.500.000

Trước tiên ta chọn ra hai mức hoạt động cực đại và cực tiểu từ bảng trên.

Mức cực đại tại tháng 5: Số giờ máy 900, chi phí bảo dưỡng là 40.000.000đ

Mức cực tiểu tại tháng 2: Số giờ máy là 500, chi phí bảo dưỡng là 23.000.000đ

Xác định hệ số biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động trong chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị (b)

 

vidu

 

Xác định tổng định phí trong chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị (B)

 

Tổng định phí = Chi phí hỗn hợp - Hệ số biến phí x Mức độ hoạt động

a = 23.000.000đ - 42.500đ/giờ máy x 500 giờ = 1.750.000đ

 

Xây dựng phương trình dự toán chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị (Y):

 

Y = 1.750.000đ + 42.500đ/giờ máy. X

 

Trong đó: X là số giờ máy hoạt động.

 

Giả sử sáng tháng 10 năm N, số giờ máy hoạt động dự kiến là 720 giờ. Chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị dự tính sẽ là bao nhiêu?

Để dự toán chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị của công ty vào tháng 10, ta chỉ cần thay số giờ máy hoạt động vào phương trình dự toán trên và có kết quả sau:

 

YTháng 10 = 1.750.000đ + 42.500đ/giờ máy x 720 giờ máy = 32.350.000đ

Cần chú ý rằng phạm vi phù hợp của biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp chi phù hợp trong mức độ hoạt động từ 500 giờ đến 900 giờ hoạt động. Ngoài phạm vi này, đôi khi biến phí, định phí tìm được sẽ không phù hợp, độ tin cậy thấp.

Phương pháp cực đại - cực tiểu (phương pháp chênh lệch) tính toán đơn giản, dễ áp dụng. Tuy nhiên, chính sự đơn giản lại là khuyết điểm của phương pháp này. Nếu quan sát và chịn lựa hai mức độ hoạt động cực đại và cực tiểu không phù hợp, không thể hiện được tính chất đặc trưng của từng thành phần chi phí hỗn hợp thì thông tin về biến phí, định phí trong chi phí hỗn hợp tìm được sẽ có độ chính xác thấp.

Bài tiếp theo: Phân tích chi phí hỗn hợp (Phương pháp đồ thị phân tán)