Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu để xây dựng hệ thông Kế toán quản trị cho Doanh nghiệp mình, tôi muốn chia sẻ với các bạn một số các khái niệm cơ bản, bản chất, đặc điểm của các yếu tố trong doanh nghiệp, cũng như các mối quan hệ của chúng.
Hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn một số khái niệm chung về chi phí, một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận, tài sản cũng như sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cũng chính vì vậy, nhà quản trị ở các cấp có trong tổ chức đều phải hiểu được bản chất của chi phí phát sinh trong phạm vi quản lý của mình để có thể kiểm soát và sử dụng chúng như là một công cụ để gia tăng kết quả kinh doanh.
1. Bản chất của chi phí:
Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí được nhìn nhận theo nhiều góc độ khác nhau.
Chi phí được hiểu một cách trừu tượng là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tính trong một thời kì nhất định.
Hoặc chi phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cun thể và dịch vụ sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Đặc điểm chung của chi phí:
- Chi phí là hao phí tài nguyên (kể cả hữu hình và vô hình), vật chất, lao động.
- Những hao phí này phải gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh.
- Phải định lượng được bằng tiền và được xác định trong một khoảng thời gian nhất định.
3. Mối quan hệ giữa chi tiêu, chi phí với vốn:
Chi phí gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, được tài trợ từ vốn kinh doanh và được bù đắp từ thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần của các lại vật tư tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp bất kể nó được dùng cho mục đích nào.
Chi phí và chi tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian. Có những khoản chi tiêu kỳ này chưa được tính và chi phí (như mua vật liệu nhưng chưa sử dụng), và cũng có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng chưa chi tiêu (như chi phí trích trước).
Chi phí và chi tiêu có mối quan hệ nhất định. Chi tiêu là cơ sở phát sinh chi phí, không có chi tiêu thì cũng không có chi phí.
Chi phí khác với vốn, vốn là thể hiện bằng tiền những tài sản của doanh nghiệp nên bản thân chúng chưa tạo nên phí tổn.
4. Phân loại chi phí:
Có nhiều chỉ tiêu để phân loại chi phí. Ở đây tôi xin tổng hợp một số chỉ tiêu phân loại phổ biến sau:
* Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động:
- Chi phí sản xuất
- Chi phí ngoài sản xuất
* Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu
- Chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất - kinh doanh trong kỳ
- Chi phí lương và các khoản phụ cấp lương
- Chi phí BHYT, BHXH, phí công đoàn
- Chi phí khẩu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác
* Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động"
* Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh
- Chi phí thời kỳ
- Chi phí sản phẩm
* Các cách phân loại khác:
- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
- Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
- Chi phí chênh lệch
- Chi phí chìm
- Chi phí cơ hội
Bài tiếp theo: Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Rất mong nhận được những ý kiến trao đổi của mọi người để chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này.
Một số khái niệm về chi phí.