Chi phí hỗn hợp là những chi phí bao gồm cả biến phí và định phí. Ở một mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường biểu hiện là định phí, khi vượt khỏi mức độ căn bản, chi phí hỗn hợp bao gồm cả biến phí.
Trong đó, phần định phí thể hiện phần chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì phục vụ và đảm bảo giữ cho dịch vụ luôn sẵn sàng phục vụ.
Ví dụ: Công ty AFC thuê máy móc thiết bị để sản xuất, hợp đồng quy định chi phí thuê cố định hàng năm là 100.000.000đ và chi phí xăng dầu, nhân công...vận hành 01 giờ mày là 80.000đ.
Với điều kiện này, khi thực hiện hợp đồng, công ty phải trả cho đơn vị thuê hàng năm 100.000.000đ và khi vận hành máy, công ty phải chi trả thên X giờ x 80.000đ/giờ.
Như vậy, khi máy móc thiết bị không vận hàng, chi phí thuê máy của công ty là định phí, khi vận hành náy móc tiền chi trả thêm là biến phí.
Giả sử trong năm công ty sử dụng 500 giờ máy thì tổng chi phí sử dụng mày (Y) là:
Y = 100.000.000 + 80.000 x 500 = 140.000.000
Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có rất nhiều chi phí hỗn hợp như chi phí điện năng, chi phí thuê bao điện thoại, chi phí thuê phương tiện vận tải hàng hoá, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp...
Về phương diện toán học, chi phí hỗn hợp được thể hiện bằng phương trình:
Y = a + b.X
Trong đó:
Y là chi phí hỗn hợp
X là mức độ hoạt động
a là định phí trong chi phí hỗn hợp
b là hệ số biến phí (biến phí/Một đơn vị mức độ hoạt động)
Từ số liệu trên, chi phí thuê máy được biểu hiện bằng phương trình sau:
Y = 100.000.000 +80.000.X
Ta có thể phản ánh chi phí thuê máy móc thiết bị của công ty qua đồ thị sau:
Quan sát đồ thị, cũng như thực tế, chi phí hỗn hợp tồn tại theo hai phạm vu phù hợp: phạm vi phì hợp: phạm vi chỉ tồn tại định phí và phạm vi tồn tại cả định phí và biến phí. Như vậy, phải nhận định và lựa chọn thích hợp những phạm vi định phí và biến phí trong việc xây dựng dự toán chi phí của doanh nghiệp.
Như đã trình bày trong các bải viết trước về biến phí và định phí, cơ sở để quản lý thích hợp và xây dựng biện pháp giảm biến phí là phải xây dựng và kiểm soát với định mức biến phí ở từng mức độ hoạt động. Cơ sở để quản lý thích hợp với định phú bắt buộc và xây dựng biện pháp giamr định phí là phải bắt đầu từ giai đoạn khảo sát, tận dụng tối đa công suất của tài sản cố định và linh hoạt trong các quyết định về định phí không bắt buộc.
Quản lý chi phí hổn hợp phải kết hợp hai phạm vi ứng xử tương ứng, phải cân nhắc, khảo sát chi tiết, tỉ mỉ tính hữu dụng của chi phí hỗn hợp trong tương lai để tránh lãng phí, khi tiến hành sản xuất phải tăng công suất hoạt động để chi phí bình quân của chúng giảm thấp.
Để lập kế hoạch chi phí hỗn hợp, ta cần phải tách chi phí hỗn hợp thành 2 bộ phận: định phí và biến phs. Từ đó ta tiến hành xây dựng phương trình dự toán chi phí hỗn hợp. Từ đó ta tiến hành xây dựng phương trình dự toán chi phí hỗn hợp. Từ phương trình dự toán chi phí hỗn hợp sẽ cho phép dự báo khá chính xác và nhanh chóng chi phí hỗn hợp ở các mức độ hoạt động cụ thể trong tương lai.
Để xác định phạm vi thay đổi của biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp, ta cần dựa vào các thành phần cấu trúc của chi phí hỗn hợp và có thể hình dung hai phạm vi chi phí hỗn hợp như sau:
- Phạm vi chi phí thiết yếu để đảm bảo cho hoạt động, chính là phạm vi phát sinh định phí trong chi phí hỗn hợp.
- Phạm vi phát sinh chi phí biến thiên theo mức độ hoạt động, chính là phạm vi phát sinh biến phí trong chi phí hỗn hợp.
Ta có thể dùng các mô hình toán học, thống kê để kiểm định, phân tích hoặc thực hiện để tìm ra từng vùng tương ứng.
Các phương pháp cơ bản để xây dựng các phương trình dự toán chi phí hốn hợp bao gồm:
- Phương pháp cực đại - cực tiểu.
- Phương pháp đồ thị phân tán.
- Phương pháp bình phương bé nhất.
- Phương pháp thế (khử biến)
Để các bạn có thể hiểu rõ về từng phương pháp này, tôi sẽ phân tích và đưa ra các ví dụ cụ thể ở các bài sau.
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động (P3: Chi phí hỗn hợp)
Biến phí Chi phí chi phí hỗn hợp định phí